Lịch sử và định hướng quy hoạch Thiền viện Trúc Lâm Chánh Giác

Chánh điện Thiền viện Trúc Lâm Chánh Giác

Thiền viện Trúc Lâm Chánh Giác được Ủy ban Nhân dân tỉnh Tiền Giang chấp thuận cho khởi công xây dựng ngày 28 tháng 4 năm 2012 (mùng 8 tháng 4 âm lịch năm Nhâm Thìn), theo mô hình truyền thống của hệ phái Trúc Lâm Yên Tử trực thuộc danh bộ của Giáo hội Phật giáo Việt Nam tỉnh Tiền Giang, trên diện tích đất được giao trên 30 ha, và thời gian dự định hoàn thành là 5 năm (2012 - 2016) [2].

Khu đất rộng, nơi thiền viện tọa lạc, do một số Phật tử thành tâm hiến cúng. Do toàn bộ diện tích xây dựng các công trình có cao độ thấp hơn mặt đường giao thông từ 2,5 - 3 mét, vì vậy công việc đầu tiên là phải đắp đê bao xung quanh với chiều cao 3,7 m để bơm cát vào để đạt đến cao trình xây dựng +3 m. Bốn đoạn đê bao ấy có tổng chiều dài 2.200 m với lượng đất đào đắp là 109.890 . Sau đó, khối lượng cát lấp để tạo mặt bằng xây dựng cũng nhiều không kém, với hơn 100.000 m³.

Bên cạnh việc hiến đất, các Phật tử còn hiến cúng nhiều cây đại thụ để tạo cảnh quan, và nhiều khối lượng đá tảng (khoảng 2.500 tấn, mỗi tảng nặng từ trên 1 - 20 tấn, được sà lan chuyển về từ núi Thị Vải [thuộc tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu]) nhằm phục vụ cho việc xây dựng các hòn non bộ và trang trí...

Ngoài ra, các Phật tử còn hiến cúng pho tượng Phật Thích Ca Mâu Ni (đã an vị trong chánh điện ngày 20 tháng 10 năm 2013) được tạc bằng đá ngọc, thếp vàng, cao 4,5 m, nặng trên 30 tấn, do các nghệ nhân Myanmar chế tác...[3].

Đại đức Thích Trúc Thông Kim hiện là Phó ban thường trực phụ trách xây dựng), thì Thiền viện Trúc Lâm Chánh Giác được thiết kế gần giống với Thiền viện Trúc Lâm ở Đà Lạt nhưng có quy mô lớn hơn. Đặc biệt, hệ thống đê bao xung quanh thiền viện có khả năng ngăn được nước lũ dâng trong vài chục năm tới.

Và theo định hướng quy hoạch, Thiền viện có 2 khu vực biệt lập là nội viện và ngoại viện. Trong đó khu ngoại viện bao gồm nhiều hạng mục: Chánh điện, Tổ đường, Thiền đường, Giảng đường, Nhà Tăng ngoại viện, Trai đường, Thư viện, Nhà Trưng bày, Lầu chuông, Lầu trống, Nhà khách cư sĩ nam, Nhà khách cư sĩ nữ...với tổng diện tích hơn 47.000 ; khu nội viện có tổng diện tích gần 16.000 , bao gồm: 4 Tăng đường, 1 Thiền đường và 10 Thất chuyên tu.

Sau nhiều tháng khẩn trương và vất vả thi công, đến nay thiền viện đã cơ bản hoàn thành một số hạng mục như: Chánh điện (diện tích 1.000 m², sức chứa trên 3.000 người), Lầu chuông, Gác trống, Nhà khách, Khu tịnh thất hòa thượng... Trong tương lai gần, một khu vực rộng 3.600 cũng sẽ được bố trí để xây dựng Tứ động tâm, bao gồm: Lâm Tì Ni (nơi Phật Thích Ca Mâu Ni đản sinh), Bồ Đề Đạo Tràng (nơi Phật Thích Ca Mâu Ni thành đạo), Lộc Uyển (nơi Phật Thích Ca Mâu Ni chuyển pháp luân) và Câu Thi Na (nơi Phật Thích Ca Mâu Ni nhập niết bàn).